Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Việt Nam
Campuchia nhờ Liên hiệp quốc giúp về biên giới với Việt Nam
Thủ tướng Campuchia Hun Sen vừa gửi thư tới Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon, đề nghị được tiếp cận các bản đồ gốc của nước này nhằm chấm dứt “chủ nghĩa dân tộc cực đoan” do phe đối đối lập thổi bùng lên trong thời gian gần đây, xung quanh vấn đề biên giới với Việt Nam.

 


 


 


 


 



Ông Hun Sen đề nghị ông Ban Ki-Moon cho mượn bản đồ gốc đang gửi tại Liên hiệp quốc để đối chiếu với việc phân định biên giới hiện nay - Ảnh: The Phnom Penh Post.


 


Ông Hun Sen đưa ra đề nghị này với Liên hiệp quốc trong bối cảnh một nghị sĩ thuộc Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) mới đây lên kế hoạch thực hiện một cuộc tuần hành tại một khu vực biên giới với Việt Nam. 


Đây cũng là nơi xảy ra cuộc đụng độ bạo lực giữa một nhóm người do CNRP dẫn đầu và người dân địa phương Việt Nam hôm 28/6 vừa qua. 



Trong bức thư, ông Hun Sen đề nghị mượn các bản đồ gốc có tỷ lệ 1/1.000.000 được chính quyền thuộc địa Pháp vẽ từ những năm 1933-1955, và đến năm 1964 được cố Quốc vương Norodom Sihanouk gửi tại Liên hiệp quốc, theo báo The Phnom Penh Post.  



Ông Hun Sen cho biết, Chính phủ Campuchia muốn mượn bản đồ gốc để “làm rõ quá trình phân định biên giới”.



Thủ tướng Campuchia cũng viết rằng, ông muốn mượn bản đồ để “chấm dứt sự kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan” của một nhóm người ở nước này, điều ông cho rằng “có thể dẫn tới thảm hoạ”, ám chỉ hành động của CNRP gần đây.



Phe đối lập Campuchia từ lâu đã cáo buộc chính phủ nước này sử dụng các bản đồ do Việt Nam vẽ trong những năm 1980.



Tuần trước, ông Va Kim Hong, quan chức cấp cao phụ trách các vấn đề biên giới của Campuchia, đưa ra một số bản đồ được sử dụng trong quá trình phân định biên giới hiện nay, và tuyên bố dù được xây dựng trong những năm gần đây, các bản đồ này đều phù hợp với các bản đồ mà Liên hiệp quốc đang nắm giữ.



Trước động thái của Thủ tướng Hun Sen, nghị sĩ thuộc CNRP Um Sam An yêu cầu Chính phủ Campuchia cùng kiểm tra các bản đồ và việc cắm mốc biên giới với phe đối lập, các nhà hoạt động và giới chuyên gia.



Người phát ngôn Hội đồng Bộ trưởng Campuchia Phay Siphan thì nhận định cuộc tuần hành mà CNRP dự kiến phát động có thể dẫn tới bạo lực, và Chính phủ Campuchia sẽ có biện pháp để ngăn chặn bạo lực.



“Chính phủ sẽ đàm phán để tránh việc cuộc tuần hành diễn ra dọc theo biên giới. Cuộc tuần hành này mang tính khiêu khích và cuối cùng sẽ dẫn tới bạo lực,” ông nói.



Trước đó, hôm 30/6 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã lên tiếng phê phán mạnh mẽ hành động bạo lực do một số phần tử quá khích người Campuchia gây ra vào ngày 28/6.



"Những hành động bạo lực này đã vi phạm pháp luật của cả hai nước, các hiệp ước, hiệp định và thỏa thuận giữa Việt Nam và Campuchia, ảnh hưởng đến tiến trình phân giới cắm mốc cũng như quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia", ông nói.



"Việt Nam rất coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị hợp tác toàn diện với Campuchia, mong muốn phát triển đường biên giới Việt Nam - Campuchia hòa bình, hữu nghị. Chúng tôi yêu cầu các cơ quan chức năng của Campuchia có biện pháp xử lý thỏa đáng vụ việc, không để những hành động tương tự tái diễn, bảo đảm cho công tác phân giới cắm mốc được tiến hành thuận lợi vì lợi ích chung của nhân dân hai nước”.




 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á (16-05-2024)
    Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn (14-05-2024)
    Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh (10-05-2024)
    Đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới (09-05-2024)
    Mỹ cân nhắc công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam (08-05-2024)
    EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam (04-05-2024)
    Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn (30-04-2024)
    Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan (27-04-2024)
    Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN (22-04-2024)
    Nhiều tập đoàn phân phối, thu mua lớn trên thế giới sắp đến Việt Nam (12-04-2024)
    Việt Nam trúng cử vào cơ quan bình đẳng giới của Liên Hợp Quốc (10-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác dầu khí Việt Nam - Nga (08-04-2024)
    Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Trung Quốc (07-04-2024)
    Pháp muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam (04-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam (04-04-2024)
    Lãnh đạo Việt Nam mời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Pháp sang thăm (04-04-2024)
    Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 6 trên thế giới của Trung Quốc (30-03-2024)
    UNESCO công nhận TP.HCM là thành viên Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu (30-03-2024)
    Hội Luật gia Việt Nam gửi công điện chia buồn sau vụ khủng bố tại Nga (25-03-2024)
    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Phần Lan (25-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Những khoảnh khắc đẹp trong dòng chảy 20 năm quan hệ Việt - Mỹ (05-07-2015)
    Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nói gì về vấn đề biên giới Việt Nam-Campuchia? (04-07-2015)
    Cảnh giác với yếu tố Trung Quốc ở biên giới Tây Nam (02-07-2015)
    "Việt Nam sở hữu loại vũ khí thay đổi hoàn toàn cán cân quân sự thế giới" (02-07-2015)
    Việt - Mỹ phá thế bế tắc để cải thiện quan hệ như thế nào (01-07-2015)
    Tương lai Việt-Mỹ: Những người bên đảng sẽ đạt được gì? (29-06-2015)
    Đột nhiên xuất hiện giàn khoan HD 981 phía Nam Vịnh Bắc Bộ (26-06-2015)
    Việt Nam lên tiếng trước tin Trung Quốc bắn đạn thật trên Biển Đông (26-06-2015)
    Việt Nam đứng đâu trong quan hệ hợp tác Mỹ - Ấn Độ? (18-06-2015)
    VN xem xét mua máy bay tàng hình đối phó Trung Quốc? (17-06-2015)
    Lính hải quân bắn hạ mục tiêu trên biển, trên không (16-06-2015)
    Việt Nam mua những khí tài gì ngoài nguồn cung từ Nga? (11-06-2015)
    Các tập đoàn vũ khí châu Âu và Mỹ đua nhau đến Việt Nam (09-06-2015)
    20 tỷ USD hàng TQ lọt vào VN không qua kiểm soát (08-06-2015)
    Đại biểu Quốc hội thúc giục xây sân bay Long Thành (04-06-2015)
    Việt Nam sẽ trở thành công xưởng toàn cầu hay bãi thải toàn cầu? (02-06-2015)
    VN muốn các nước giúp mua tàu tuần tra biển (01-06-2015)
    Tướng Nguyễn Chí Vịnh: TQ cần hành xử đúng luật quốc tế (31-05-2015)
    Chuẩn bị giới thiệu nhân sự 
Trung ương khóa mới (29-05-2015)
    Ụ nổi vụ Dương Chí Dũng: Chưa đòi nợ vì... tình nghĩa? (27-05-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153082953.